Là một trong những lựa chọn thay thế sữa có nguồn gốc thực vật, sữa đậu nành đã giúp hàng triệu người tránh sử dụng các sản phẩm từ sữa bò trong khi đang ở chế độ ăn thuần chay và không thể dung nạp lactose. Sữa đậu nành ngày càng phổ biến không chỉ với người ăn chay mà còn đối với những người ăn kiêng và các vấn đề về dung nạp sữa bò. Vậy bạn đã biết cách làm sữa đậu nành chưa? Nếu chưa, hãy đọc tiếp bài viết dưới đây nhé.
Những đặc điểm về sữa đậu nành?
Sữa đậu nành là loại sữa có nguồn gốc từ thực vật và được làm từ đậu nành. Sữa đậu nành đã được tiêu thụ rộng rãi ở các nước châu Á trong hơn hai nghìn năm. Tại Việt Nam, sữa đậu nành rất phổ biến, người ta thường bán như một loại nước trong quán ăn hoặc gói thành từng túi bán mang về. Sữa đậu nành chứa những đặc điểm sau:
Không chứa lactose: Đối với những người bị dị ứng sữa bò, sữa hạt hoặc không dung nạp đường lactose, sữa đậu nành là một sự thay thế có giá trị. Trong khi sữa đậu nành chứa các chất dinh dưỡng tương tự như sữa bò, nó không có lactose nên nó là sự thay thế lý tưởng cho người lớn và trẻ em cần tuân theo chế độ ăn không có lactose.
Không chứa gluten: Hầu hết các loại sữa đậu nành không chứa gluten, nhưng tốt nhất là bạn nên kiểm tra bao bì để biết sản phẩm không chứa gluten, cũng như danh sách thành phần. Các sản phẩm không chứa gluten cần phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để đưa ra công bố không chứa gluten.
Thuần chay: Sữa đậu nành được làm hoàn toàn từ hạt đậu nành vì vậy nó hoàn toàn phù hợp cho những người ăn chay.
Không chứa hạt: Các loại hạt thường không phải là một thành phần trong sữa đậu nành, nhưng giống như đối với bất kỳ thực phẩm nào, bạn phải luôn kiểm tra nhãn để đảm bảo không có dấu vết của các loại hạt được liệt kê trong danh sách thành phần.
Cách làm sữa đậu nành.
Sữa đậu nành có cách làm đơn giản từ những nguyên liệu dễ tìm kiếm, vì vậy sữa đậu nành ngoài thị trường bán với giá không quá cao. Tuy nhiên một số người bán khi nấu sữa đã thêm quá nhiều nước hoặc chọn những loại đậu không ngon, làm sữa không được béo và thơm. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cách làm sữa đậu nành thơm ngon mà vẫn để được lâu.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200g đậu nành. Chọn những loại hạt đậu nành nhỏ, vỏ hạt màu vàng.
- 10g đậu xanh.
- 1 bó lá dứa.
- Nước lọc.
- 80g đường cát trắng.
- Muối.
Cách làm chi tiết:
Bước 1: Rửa sạch đậu nành. Sau đó ngâm đậu nành và đậu xanh trong vòng 6 đến 8 tiếng. Không nên ngâm đậu nành quá lâu vì nó sẽ làm đậu nành bị chua và giảm vị béo.
Bước 2: Vớt đậu nành ra và rửa sạch, để ráo.
Bước 3: Cho 500ml nước và đậu nành vào nồi. Nấu cho đến khi vừa sôi là tắt bếp, cho thêm 1250ml nước vào nồi.
Bước 4: Cho đậu nành vào cối xay sinh tố với một nửa lượng nước. Chia đậu nành thành 2 mẻ rồi cho vào máy xay sinh tố để xay. Trong lúc xay nếu máy bị nóng bạn bạn nên dừng một lúc rồi tiếp tục xay.
Bước 5: Dùng túi lọc, sau đó cho đậu nành đã xay vào túi và vắt thật kỹ cho ra hết vị béo.
Bước 6: Cho tiếp phần bã đậu nành vào cối và xay với một nửa lượng nước còn lại. Sau đó tiếp tục vắt thêm lần nữa.
Bước 7: Đậu nành sau khi đã vắt nước xong rồi thì cho vào nồi nấu với lửa nhỏ. Cuộn bó lá dứa lại rồi bỏ vào nồi nấu với sữa cho thơm.
Khi sữa đậu nành sôi lên, vớt lá dứa ra, vặn lửa nhỏ và nấu tiếp trong 5 phút để sữa đậu nành chín rồi tắt bếp.
Bước 8: Khi sữa đậu nành còn ấm, cho đường và một ít muối vào sau đó khuấy đều. Nếu bạn không thích uống ngọt bạn có thể không cho đường hoặc gia giảm theo khẩu vị tùy thích.
Thật đơn giản để làm sữa đậu nành tại nhà đúng không nào. Với những nguyên liệu đơn giản và những dụng cụ có sẵn tại nhà, bạn đã có thể nấu được trà sữa thơm ngon mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe. Sữa đậu nành dùng được nóng và lạnh, tùy theo sở thích của bạn. Nếu bạn thích dùng lạnh, có thể cho thêm đường. Với cách làm này, sữa đậu nành sẽ có vị béo và để được lâu hơn.
Xem Thêm: Hướng Dẫn Cách Làm Sữa Chua Tại Nhà Cho Gia Đình Bạn
Top 10+ Công Dụng Của Cà Phê Sạch Cho Sức Khỏe Bạn Đã Biết Chưa?
Những lợi ích của sữa đậu nành.
Với 100ml sữa đậu nành không đường sẽ cung cấp:
- 26 Kcal / 108KJ
- 2.4g Protein
- 1.6g Fat
- 0.5g Carbohydrate
- 0.5g Fibre
- 120mg Calcium
- 0.4mcg Vitamin B12
- 0.8mcg Vitamin D
Các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong sữa đậu nành có thể mang lại những lợi ích sức khỏe đáng chú ý.
Giúp xương chắc khỏe: Sữa đậu nành rất giàu canxi. Hàm lượng canxi trong đồ uống này thúc đẩy sức khỏe xương tốt hơn bằng cách giữ cho xương khỏe hơn, duy trì cấu trúc nguyên vẹn, do đó giảm nguy cơ gãy xương. Sữa đậu nành cũng giàu protein. Protein trong sữa đậu nành có nguồn gốc thực vật lành mạnh và có thể giúp hỗ trợ các cơ và các cơ quan khỏe mạnh như chắc xương, chống loãng xương.
Cung cấp sắt: Sắt trong sữa đậu nành giúp các mạch máu của bạn hoạt động bình thường, giúp đảm bảo rằng tất cả các mô trên khắp cơ thể bạn nhận được lượng oxy cần thiết. Mỗi khẩu phần sữa đậu nành cung cấp 1,1 miligam sắt, góp phần đáp ứng nhu cầu hàng ngày của bạn về chất dinh dưỡng.
Sức khỏe não bộ: Sữa đậu nành rất giàu omega-3, là chất béo “lành mạnh” mà cơ thể không thể tự hình thành. Omega-3 có liên quan đến việc giảm nguy cơ mất trí nhớ và bệnh Alzheimer. Sữa đậu nành vẫn đang được nghiên cứu về tác dụng của nó đối với các bệnh này, nhưng đậu nành nói chung là một trong những nguồn cung cấp omega-3 thực vật tốt nhất.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Sữa đậu nành cũng giúp hỗ trợ hệ thống tim mạch của bạn. Sữa đậu nành có chứa kali, liên quan đến việc duy trì huyết áp thấp và mạch đập đều đặn. Thêm vào đó, sữa đậu nành hỗ trợ giảm mức cholesterol, đặc biệt là ở những người có cholesterol cao.
Sữa đậu nành có ít chất béo bão hòa và chứa nhiều chất béo không bão hòa. Ngoài thành phần chất béo có lợi, tiêu thụ thực phẩm từ đậu nành có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch nhờ một số thành phần của đậu nành bao gồm isoflavone, saponin và lecithin.
Sữa đậu nành giúp cải thiện mức lipid huyết tương (thành phần chủ yếu là lipid và protein) giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim sau này. Nó rất giàu vitamin, khoáng chất, chất béo không bão hòa cùng nhau thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt hơn.
Giảm nguy cơ ung thư: Đậu nành tự nhiên có chứa một loại phytoestrogen gọi là isoflavone. Khi chúng ta nghe từ “estrogen” trong từ “phytoestrogen”, có nghĩa là isoflavone trong đậu nành có tác dụng giống như những estrogen yếu. Isoflavone đậu nành (daidzein và genistein) đã thu hút rất nhiều nghiên cứu và một số nghiên cứu thậm chí còn cho thấy rằng một số phụ nữ có chế độ ăn giàu đậu nành có thể giảm nguy cơ ung thư vú, thay đổi tâm trạng ở phụ nữ. Những phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú nếu ăn nhiều đậu nành nhất dường như sống lâu hơn đáng kể và có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp hơn đáng kể so với những người ăn ít hơn. Lượng phytoestrogen được tìm thấy chỉ trong một cốc sữa đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú quay trở lại 25%. Những ảnh hưởng tốt đối với những người ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành được tìm thấy ở cả phụ nữ có khối u đáp ứng với estrogen và những người không có khối u, cũng như cả phụ nữ trẻ tuổi và phụ nữ lớn tuổi.
Nguồn chất chống oxy hóa bảo vệ: Isoflavone có trong đậu nành là những chất chống oxy hóa mạnh và giúp giảm stress oxy hóa, do các phân tử gốc tự do gây ra. Đó là căng thẳng oxy hóa có liên quan đến lão hóa và sự khởi đầu của bệnh mãn tính. Đậu nành đặc biệt giàu isoflavone và cung cấp các hợp chất thực vật tích cực khác bao gồm saponin.
Sữa đậu nành là một lựa chọn thay thế sữa bò. Không chỉ là sản phẩm thay thế tạm bợ, sữa đậu nành chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như canxi giúp chắc xương, hỗ trợ tim mạch, não bộ,… Tự làm sữa đậu nành không khó như bạn nghĩ. Hy vọng bài chia sẻ cách làm sữa đậu nành ở trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.