Nếu bạn là người có sở thích thưởng thức cà phê thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với cà phê rang xay. Tuy nhiên bạn đã biết rõ về quy trình sản xuất cà phê thế nào chưa? Hãy cùng 90S Coffee tìm hiểu về quy trình rang xay cà phê đạt chuẩn nhất hiện nay và cách lựa chọn cà phê ngon thông qua bài viết này.
Cà phê rang xay là gì? Quy trình sản xuất cà phê.
Cà phê rang xay là loại cà phê được sản xuất từ 100% nguồn nguyên liệu hạt cà phê, không trộn các loại hạt khác như hạt bắp, hạt đậu nành. Để cho ra thành phẩm cà phê rang xay, hạt cà phê tươi sau khi thu hoạch phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe.Theo đó, sản xuất cà phê rang xay phải trải qua quy trình 8 bước dưới đây.
Quy trình rang xay cà phê.
2.1. Lựa chọn nguồn nguyên liệu.
Để cho ra chất lượng cà phê rang xay thành phẩm đạt chất lượng cao thì yếu tố nguyên liệu đầu vào đóng vai trò quyết định. Nguyên liệu càng tốt thì sẽ cho ra chất lượng cà phê thành phẩm sau khi rang càng đạt chất lượng. Cà phê phải được tuyển chọn từ những quả chín, to, không bị sâu bệnh. Ngoài ra trái cà phê phải đạt đủ tiêu chuẩn về hàm lượng chất hóa học để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Để có được nguồn nguyên liệu chất lượng tốt nhất, người nông dân thường phải dùng đến phương pháp thu hoạch thủ công để có thể chọn lọc những trái chín tới và đều. Ngược lại nguyên liệu không đạt chuẩn chất lượng tốt nhất thường sử dụng yếu tố máy móc để thu hoạch nhằm tiết kiệm nhân công và thời gian thu hoạch khiến chất lượng quả cà phê không đồng đều và bị lẫn nhiều quả chưa chín, quả sâu bệnh.
2.2. Phân loại cà phê. Quy trình sản xuất cà phê
Sau khi thu hái, hạt cà phê sẽ được phân loại. Ở nhiều quốc gia đặc biệt là Việt Nam thì quá trình phân loại thường được thực hiện thủ công để tiết kiệm chi phí mua máy móc và lắp đặt. Tuy nhiên ở các nước phát triển sẽ đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị, hạt cà phê sau khi thu hoạch sẽ được phân loại trong bể nổi, những quả chín đạt chất lượng sẽ chìm xuống và những quả chưa đạt chất lượng sẽ nổi lên trên. Quả chưa đạt chuẩn sẽ được vớt ra ngoài và sử dụng cho một mục đích khác. Sau đó quả cà phê sẽ được tiến hành xay bóc vỏ, phơi hoặc sấy khô.
Việc phân loại hạt sẽ dựa vào kích thước để quá trình rang được dễ dàng và cho ra thành phẩm đồng đều về chất lượng. Thông thường hạt cà phê sẽ được phân loại thông qua hệ thống sàng 5 lưới để lọc ra những hạt có cùng kích thước. Sau quá trình phân loại sẽ tiến tới công đoạn xử lý nguyên liệu.
| Xem thêm: Hướng dẫn cách pha cà phê 3 tầng chuẩn nhất hiện nay
2.3. Xử lý nguyên liệu. Quy trình sản xuất cà phê
Trong suốt quá trình bảo quản, hạt cà phê nhân thường dễ hấp thụ nhiều mùi lạ và bị nấm mốc. Do đó ta cần phải xử lý nguyên liệu để đảm bảo chất lượng hạt. Dưới đây là hai phương pháp thường được dùng để xử lý nguyên liệu hạt cà phê nhân:
- Xử lý bằng nước: với những hạt cà phê có chất lượng cao thì xử lý bằng nước được ưu tiên lựa chọn. Nguyên liệu sẽ được ngâm trong nước sạch khoảng 5 phút để nước ngấm vào hạt cà phê giúp làm mất các mùi vị lạ trong hạt cà phê. Sau thời gian ngâm hạt cà phê sẽ được vớt ra và được sấy khô.
- Xử lý bằng dung môi hữu cơ: với những nguồn nguyên liệu kém chất lượng hơn sẽ được xử lý bằng dung môi hữu cơ. Dung môi để xử lý thường là rượu etylic 20%. Hạt cà phê nhân sẽ được ngâm vào dung môi từ 5 đến 10 phút, sau đó được vớt ra để ráo và sấy khô. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn của phương pháp xử lý này và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
2.4. Rang cà phê. Quy trình sản xuất cà phê
2.4.1. Rang cà phê thủ công.
Đây là cách rang cà phê truyền thống, chất lượng cà phê thành phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề và kinh nghiệm của người thợ rang. Với cách rang này thường sẽ cho chất lượng cà phê thành phẩm không đều bởi những nơi nhận được lượng nhiệt cao hơn cà phê sẽ nhanh chín hơn so với những nơi nhiệt độ thấp. Vấn đề nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và màu sắc của hạt cà phê thành phẩm.
2.4.2. Rang cà phê bằng máy.
Đây là phương pháp rang cà phê hiện đại có sử dụng yếu tố máy móc. Với chức năng có thể canh chỉ thời gian và nhiệt độ sẽ cho ra thành phẩm cà phê đồng đều về chất lượng và theo đúng ý người thợ. Phương pháp này loại bỏ được hoàn toàn hiện tượng hạt cà phê bị ám khói và cháy khét so với cách rang truyền thống.
2.4.3. Nhiệt độ rang cà phê.
Để cho ra thành phẩm cà phê hạt rang đạt chuẩn thì yếu tố nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng. Với từng mức nhiệt độ khác nhau hạt cà phê sẽ có những biến đổi nhất định.
Khi nhiệt độ rang đạt đến 100 độ C hạt cà phê sẽ được truyền nhiệt, chúng sẽ nóng lên và hơi nước trong hạt cà phê sẽ dần bốc hơi, kích thước cà phê sẽ nhỏ lại.
Khi nhiệt độ rang đạt đến mức 120 độ C màu sắc của hạt cà phê chuyển dần sang màu vàng nhạt. Hạt cà phê tiếp tục bốc hơi, lúc này thợ rang sẽ cảm nhận được mùi thơm như rơm khô và cỏ hòa quyện với nhau.
Ở mức nhiệt độ cao hơn là 150 độ C thì màu sắc của hạt cà phê sẽ chuyển sang màu vàng đậm. Hình dạng của hạt cà phê cũng có nhiều thay đổi rõ rệt hơn, thể tích tăng từ 20 đến 30% và bề mặt hạt cà phê xuất hiện nhiều đường gân rõ nét. Hương thơm từ hạt cà phê tỏa ra như mùi bánh mì hoặc gỗ cháy.
Khi nhiệt độ đạt 170 độ C hạt cà phê sẽ chuyển sang màu nâu nhạt, có hương thơm của quả chín và mùi mật ong. Nếu ngừng ở nhiệt độ này và tiến hành xay thì cà phê thành phẩm sẽ có vị chua và khá nồng.
Mức rang đạt nhiệt độ 190 độ C màu sắc của hạt cà phê sẽ chuyển sang màu nâu caramel. Hạt cà phê khi rang đến nhiệt độ này sẽ đạt đến độ thơm ngon và đậm đà hơn.
Khi cà phê rang đến nhiệt độ 200 độ C hạt cà phê sẽ nổ lần 1, kích thước hạt cà phê lúc này sẽ có sự thay đổi rõ rệt, lượng khói tỏa ra nhiều hơn, mùi thơm hấp dẫn hơn rõ rệt. Khi đạt đến mức độ này thì người thợ có thể dừng công đoạn rang bởi cà phê đã chính và có chất lượng đạt chuẩn.
Nếu tiếp tục quá trình rang và nhiệt độ đạt 225 độ C thì hạt cà phê sẽ nổ lần 2, cà phê thành phẩm sẽ mất vị chua và vị caramel tăng lên. Ở nhiệt độ càng cao sẽ khiến cho các chất tạo hương trong hạt cà phê liên tục bay hơi và làm giảm hương vị của cà phê thành phẩm. Vì thế tùy theo mục đích nên canh mức nhiệt độ phù hợp.
2.4.4. Thời gian rang cà phê.
Ngoài nhiệt độ thì thời gian rang cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cà phê thành phẩm. Cà phê thành phẩm đạt hương vị tốt nhất là loại trung hòa tốt vị chua, đắng, chát và giữ được hương thơm đặc trưng của hạt cà phê.
Khi rang cà phê từ 8 đến 10 phút cà phê sẽ có vị chua và chát cân bằng với nhau, vị đắng nhẹ và hương thơm dịu nhẹ. Rang trong thời gian từ 11 đến 14 phút sẽ cân bằng được vị đắng, vị chua, vị chát, hương thơm đặc trưng của cà phê cũng rõ ràng hơn. Khi rang ở thời gian cao hơn từ 14 đến 16 phút cà phê sẽ có vị đắng lấn át, đồng thời vị chua và vị chát cũng sẽ giảm đi.
2.5. Làm nguội cà phê.
Cà phê sau khi rang cần phải được làm nguội ngay để không gây ảnh hưởng đến hương vị của cà phê. Quá trình làm nguội thường được thực hiện trong thiết bị làm nguội kiểu đứng với hệ thống làm nguội bằng quạt gió. Sau đó cà phê sẽ được phun nước muối hòa tan dưới dạng phun sương cho hạt cà phê thấm đều.
2.6. Xay cà phê.
Sau quá trình làm nguội, cà phê được ủ từ 15 đến 20 ngày rồi mới tiến hành xay để đạt hương vị đạt chuẩn nhất. Sau khi cà phê hạt được xay xong, bột cà phê phải lọt sàng 1.6mm, nếu không đảm bảo tiêu chuẩn trên thì bột cà phê cần được đem đi xay lại để đảo bảo yêu cầu.
2.7. Đóng gói cà phê.
Cà phê có một đặc điểm là rất dễ bay hương và hấp thụ các mùi khác, dễ bị oxy hóa nên việc đóng gói cần được chú trọng để bảo đảm chất lượng cà phê. Các loại bao bì thích hợp dùng trong đóng gói cà phê là các loại túi zip, bao bì màng BOPP, MMCP đạt tiêu chuẩn đựng thực phẩm.
2.8. Bảo quản cà phê.
Với đặc tính hút ẩm và hút mùi, cà phê sau khi đóng gói cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ của môi trường.
| Xem thêm: Cà phê vợt là gì? Uống có ngon không? Cách làm?
| Xem thêm: Bật mí cách ủ cà phê ngon nhất
Cà phê rang xay loại nào ngon.
Cà phê ngon là loại cà phê có sự kết hợp tuyệt vời giữa 4 yếu tố vị đắng, vị chua, vị chát cân bằng nhau hòa quyện với hương thơm đặc trưng. Một công thức phối theo tỷ lệ vàng mà nhiều nhà sản xuất cà phê áp dụng là 50% hạt Robusta, 30% hạt Arabica và 20% hạt Culi.
Ngoài ra, tùy theo sở thích thưởng thức cà phê mang chất riêng bạn cũng có thể gia giảm tỷ lệ các loại hạt trong công thức trên để tìm ra hương vị đúng chuẩn gu của mình. Với những ai yêu thích vị đắng của cà phê thì có thể tăng tỷ lệ hạt Robusta. Ngược lại thì có thể giảm tỷ lệ hạt Robusta và tăng tỷ lệ hạt Arabica để tạo độ đắng nhẹ và chua thanh.
Giá cà phê hạt rang xay.
Thị trường ngành cà phê luôn luôn cạnh tranh và thay đổi từng ngày. Việc ngày càng nhiều người lựa chọn cà phê để kinh doanh khiến giá cả mặt hàng này luôn có nhiều biến động. Mỗi nhà cung cấp sẽ có những chiến lược giá khác nhau đồng thời các loại hạt khác nhau cũng sẽ có những mức giá khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung mức giá thường sẽ giao động ở những khoảng nhất định. Dưới đây là mức giá một số loại hạt cà phê rang xay mà bạn có thể tham khảo.
Loại hạt cà phê rang xay | Khoảng giá giao động |
Hạt cà phê Arabica | 200.000VNĐ/Kg đến 250.000 VNĐ/Kg |
Hạt cà phê Robusta | 150.000VNĐ/Kg đến 200.000 VNĐ/Kg |
Hạt cà phê Culi | 220.000VNĐ/Kg đến 250.000 VNĐ/Kg |
Hạt cà phê Moka | 300.000VNĐ/Kg đến 400.000VNĐ/Kg |
Lời kết: Với bài viết này hy vọng bạn đã hiểu rõ về quy trình sản xuất cà phê và biết cách tìm được những loại cà phê ngon đúng gu của mình. Cảm ơn bạn đã đồng hành và theo dõi 90S Coffee trong suốt thời gian qua.