Trên thế giới có rất nhiều loại hạt cà phê, mỗi loại sẽ mang cho mình những đặc điểm riêng biệt. Nguồn gốc xuất xứ của mỗi loại cũng khác nhau. Mỗi loại cafe khi kết hợp lại với nhau sẽ cho những hương vị khác biệt. Tùy theo sở thích của mỗi người uống cà phê như thế nào. 90S Coffee sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
1. Tổng Quan Về Các Loại Hạt Cà Phê.
Ngày nay trên thị trường Việt Nam, ngành cà phê đang chiếm lĩnh một thị phần nhất định. Thế giới của các loại hạt cà phê thì vô cùng phong phú với nhiều chủng loại. Đây là những quả hạch bên trong thường có màu đỏ hoặc tím. Hiện nay có những loại hạt cà phê phổ biến như: hạt cà phê Robusta, hạt cà phê Arabica, hạt cà phê Cherry, hạt cà phê Culi, hạt cà phê Robusta – Arabica, hạt cà phê Robusta – Cherry, hạt cà phê Robusta – Culi, dòng tổng hợp của cà phê vinacafe hòa tan. Mỗi loại hạt có những đặc tính riêng biệt.
Tham Khảo:
2. Đặc Điểm Phân Biệt Từng Loại Hạt Cà Phê.
Mỗi một loại hạt cà phê mang một đặc trưng riêng. Nắm bắt và hiểu rõ được đặc trưng của từng loại hạt cà phê sẽ giúp mọi người biết cách xử lý, phân bổ lại nhiệt độ và thời gian rang cà phê một cách hợp lý. Nếu biết cách kết hợp những loại hạt này sẽ tạo ra những hương vị cafe phù hợp với sở thích riêng của mình.
2.1. Hạt cà phê Robusta.
Hạt Cà Phê Robusta: thường chiếm khoảng 30% lượng cà phê sản xuất trên toàn cầu. Về mặt hình dáng hạt có hình tròn, thường là hai hạt trong một trái. Cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng, nước có màu nâu sánh, không có vị chua, hàm lượng cafein khoảng 2% đến 4% . Đặc điểm của cây cà phê Robusta: được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới nên được trồng ở nhiều nước đặc biệt là ở Việt Nam. Cây có dạng thân gỗ hoặc cây bụi, lá to có màu xanh đậm.
2.2. Hạt cà phê Arabica.
Hạt Cà Phê Arabica: thường chiếm khoảng 65% đến 70% lượng cà phê sản xuất trên toàn cầu, hình dạng giống oval, chứa hai hạt dẹp. Loại hạt cà phê này khi pha sẽ cho nước có màu nâu nhạt sánh, mùi vị đắng rất đa dạng kèm theo hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ có vị chua. Hàm lượng cafein khoảng 1% đến 2%.
Đặc điểm của cây cà phê Arabica chủ yếu được trồng ở vùng Cầu Đất – Đà Lạt có độ cao khoảng 1500m, khí hậu ôn đới quanh năm, phù hợp cho mọi cây cà phê sinh trưởng và phát triển lâu năm. Cây có dạng bụi to, lá hình bầu dục, màu xanh thẳm. Hiện nay có các dòng cà phê Arabica bao gồm: Bourbon, Moka, Typica, Mocha, Catimor.
2.3. Hạt cà phê Cherry.
Hạt Cà Phê Cherry: hạt cà phê có màu vàng không đều, độ sáng bóng rất đẹp, đặc biệt hạt có vị rất chua đặc trưng, khó chế biến. Vị chua này tạo ra một cảm giác sảng khoái tự nhiên. Cà phê Cherry có hàm lượng cafein cao hơn cà phê Arabica và thấp hơn cà phê Robusta. Vì đặc tính này mà cà phê Cherry thường được trồng ở những vùng đất khô đầy gió.
Đặc điểm của cây cà phê Cherry: phù hợp với rất nhiều loại khí hậu khác nhau, khả năng sinh trưởng tốt. Cây thường được trồng ở độ cao 800m đến 1000m. Tuy nhiên do năng suất kém, có vị chua nên không được ưa chuộng nhiều để phát triển diện tích.
2.4. Hạt cà phê Culi.
Hạt Cà Phê Culi: có dạng hình tròn, điểm đặc biệt của hạt này là trong một trái chỉ có duy nhất một hạt. Hương vị của cà phê rất độc đáo, đắng hơn nhiều so với cà phê Robusta, có sự tinh tế nên nổi trội hơn so với những loại cà phê thông thường khác. Trong đó hàm lượng cafein trong hạt cao, khi pha nước sẽ có màu đen sánh quyện.
Thực tế giống cây Culi không phải là giống cây riêng biệt, mà chúng được thu hoạch kết hợp từ giống cà phê Robusta, cà phê Moka và Arabica. Sản lượng của hạt cà phê Culi rất hiếm hoi và quý giá. Tuy hương vị gắt, đắng nhưng hương thơm của hạt sẽ làm lòng người trở nên say đắm. Có thể nói, hạt cà phê Culi là hạt đã tích tụ những tinh túy nhất mà thiên nhiên đã dành cho vùng đất đỏ bazan này. Mang đến thực khách món đồ uống ngon nhất.
2.5. Hạt cà phê Robusta – Arabica.
Hạt cà phê Robusta – Arabica: hai loại hạt này được trồng phổ biến nhất, mỗi loại là sẽ có nét riêng biệt riêng. Vì vậy khi kết hợp hai loại hạt này lại với nhau sẽ có sự cân bằng nhất định, sự phong phú và đa dạng trong từng tách cà phê. Khi pha sẽ có nước màu nâu đậm đặc, bởi sự đắng gắt của hạt cà phê Robusta và hương thơm đậm đà của hạt Arabica.
Nếu bạn có sở thích uống cà phê đắng thì tỷ lệ pha chế có thể là 30% Arabica và 70% Robusta. Tùy theo nhu cầu của mỗi người mà pha chế tỷ lệ hợp lý để không bị khó khăn khi uống. Vì đơn giản cà phê rất dễ say. Các loại cà phê khi kết hợp lại với nhau sẽ có những điều thú vị đến bất ngờ.
2.6. Hạt Cà Phê Robusta – Culi.
Hạt Cà Phê Robusta – Culi: sự kết hợp này sẽ tạo ra sự đậm đà hơn trong màu sắc, cũng như vị đắng của Robusta. Đây là thức uống dành cho những người sành uống cà phê, và thích sự cảm giác mạnh. Tuy chứa hàm lượng Cafein cao nhưng có hương thơm nồng nàn. Tạo được cảm giác sảng khoái, năng động cho mọi người.
2.7. Hạt Cà Phê Robusta – Cherry.
Hạt Cà Phê Robusta – Cherry: là sự kết hợp của vị đắng gắt của Robusta và sự chua của Cherry, nước khi pha sánh đậm. Vị đắng và chua hòa quyện vào nhau sẽ tạo ra một cảm giác say đắm, lôi cuốn.
2.8. Dòng Tổng Hợp Của Cà Phê Hòa Tan Vinacafe.
Dòng Tổng Hợp Của Cà Phê Hòa Tan Vinacafe: là sự kết hợp giữa tám loại hạt cà phê được nghiên cứu, tuyển chọn ở các vùng miền khác nhau. Sự kết hợp đặc biệt này sẽ tạo ra được điều thú vị cho người dùng.
Hương vị cà phê đậm đà sẽ thu hút được nhiều thực khách.
Những loại hạt cà phê có những đặc điểm riêng biệt khi đứng một mình nhưng khi kết hợp lại với nhau chúng sẽ tạo ra nhiều màu sắc đặc trưng. Sở thích uống cà phê của mỗi người là khác nhau, nên việc tạo ra nhiều loại cà phê sẽ giúp thỏa mãn được khách hàng.
Những điều bạn nên biết:
3. Quy Trình Chế Biến của Các Loại Hạt Cà Phê Có Khác Nhau?
Sau khi thu hoạch các loại hạt cà phê sẽ tiếp tục tới công đoạn chế biến. Người ta sẽ chế biến các loại hạt cà phê ở nhiều phương pháp chế biến cafe khác nhau.
3.1. Phương pháp chế biến cà phê khô tự nhiên.
Phương pháp này thường được sử dụng cho cà phê hạt Robusta. Trái cà phê chín sẽ được giữ nguyên toàn bộ lớp vỏ. Sau đó, phơi dưới ánh nắng tự nhiên trong nhiều ngày.
3.2. Phương pháp chế biến ướt.
Phương pháp chế biến ướt: trái cà phê tươi sẽ được tách lớp vỏ và lớp thịt của cà phê sau đó xay nát. Tiếp theo hạt cà phê được mang đi ủ, thời gian ủ càng lâu vị chua của cà phê càng đậm. Cà phê sẽ được rửa sạch bằng nước và cuối cùng là sấy khô. Ngày nay, phương pháp này thường được sử dụng cho cà phê Arabica.
3.3. Phương pháp chế biến mật ong.
Phương pháp chế biến mật ong: thường được sử dụng ở các nước vùng Trung Mỹ. Nó là sự kết hợp giữa cách chế biến nửa khô và nửa ướt. Chỉ chọn những trái cà phê đã chín. Mỗi phương pháp chế biến sẽ mang lại những hương vị đặc trưng và riêng biệt của từng loại cafe.
LỜI KẾT.
Trên đây là một số thông tin mà 90S Coffee dành cho bạn. Tổng quan được về các loại hạt cà phê phổ biến hiện nay. Những loại cafe mang cho mình những đặc trưng riêng biệt. Vậy bạn thường sử dụng hạt cafe nào? Hãy cho chúng tôi biết nhé.