Trong vài năm trở lại đây, cụm từ “cà phê Specialty” hay “Specialty Coffee” bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều trong các quán cà phê có gu. Vậy cà phê Specialty là gì? Nó khác gì so với ly cà phê truyền thống mỗi sáng?
Với những ai yêu thích sự tinh tế trong từng ngụm cà phê hoặc đang có ý định kinh doanh quán cà phê chất lượng cao. Hiểu rõ khái niệm cà phê Specialty là gì sẽ giúp bạn chọn đúng hướng đi, phục vụ đúng khách hàng và tạo dấu ấn riêng
Trong bài viết này 90S Coffee sẽ giúp bạn giải mã cà phê Specialty là gì một cách dễ hiểu, chuyên sâu và thực tế. Từ định nghĩa, điểm khác biệt đến lý do vì sao đây đang là xu hướng được săn đón trên toàn thế giới
Cà phê Specialty là gì?
Cà phê Specialty (Specialty Coffee) là thuật ngữ dùng để chỉ những hạt cà phê đặc sản được đánh giá là có chất lượng vượt trội, đạt từ 80 điểm trở lên trên thang điểm 100 của Hiệp hội Cà phê Đặc sản Hoa Kỳ (tiêu chuẩn SCA – Specialty Coffee Association)

Nói đơn giản, Đó là những hạt cà phê xuất sắc, được chăm chút kỹ lưỡng
- Trồng trọt đúng điều kiện khí hậu, độ cao, thổ nhưỡng
- Thu hoạch chọn lọc bằng tay để đảm bảo độ chín đồng đều
- Chế biến, phơi, rang, pha theo quy trình kiểm soát chặt chẽ
Điểm đặc biệt là cà phê Specialty không bị pha tạp, không rang cháy để “che khuyết điểm”, mà giữ được hương thơm và hương vị tự nhiên vốn có của từng vùng trồng.
“Cà phê Specialty không chỉ là sản phẩm, nó là một câu chuyện. Mỗi ly cà phê là kết quả của sự tận tâm từ người nông dân, người rang đến barista”
Xem thêm: Espresso Tonic là gì? Vì sao món nước này trở thành xu hướng
Lịch sử hình thành của cà phê Specialty
Khi tìm hiểu Specialty Coffee là gì, bạn sẽ thấy đây không chỉ là xu hướng hiện đại mà là kết quả của một hành trình dài, khởi đầu niềm khao khát thưởng thức cà phê chất lượng

1974 – Thuật ngữ “Specialty Coffee” lần đầu được nhắc đến
Thuật ngữ Specialty Coffee (cà phê đặc sản) được dùng lần đầu bởi bà Erna Knutsen (một nhà nhập khẩu cà phê tại Mỹ). Trong bài viết trên tạp chí Tea & Coffee Trade Journal. Bà sử dụng cụm từ này để chỉ những hạt cà phê có chất lượng vượt trội, đến từ những vùng trồng có điều kiện khí hậu, địa lý đặc biệt.
Khái niệm “cà phê Specialty” dần tạo ảnh hưởng rộng rãi. Khởi nguồn cho làn sóng cà phê chất lượng cao trên toàn thế giới.
Những cột mốc đáng chú ý trong hành trình phát triển
- 1982: tiêu chuẩn SCA (Specialty Coffee Association) được thành lập tại Mỹ. Đặt nền móng cho các tiêu chuẩn đánh giá specialty coffee toàn cầu (cupping score, độ khuyết tật, truy xuất nguồn gốc,…)
- 1990: Bùng nổ các quán cà phê nhỏ chuyên về pha thủ công tại Bắc Mỹ, châu Âu. Mở đầu “làn sóng cà phê thứ ba” (Third Wave Coffee)
- 2000 đến nay: Specialty Coffee lan rộng sang châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam (quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới).
Specialty Coffee và Việt Nam
Tại Việt Nam, với lợi thế về vùng trồng, giống cà phê phong phú và lớp barista trẻ đầy đam mê. Việt Nam đang dần vươn lên trở thành quốc gia vừa sản xuất vừa tiêu thụ Specialty Coffee đáng chú ý tại châu Á
Đặc điểm nổi bật của cà phê Specialty
Hương vị và quy trình nghiêm ngặt từ nông trại đến ly cà phê là điều làm nên sự khác biệt của cà phê Specialty. Dưới đây là những đặc điểm quan trọng giúp phân biệt cà phê chất lượng cao này với cà phê thương mại thông thường
Chất lượng hạt được đánh giá theo tiêu chuẩn SCA (Specialty Coffee Association)
Hạt cà phê Specialty phải đạt 80 điểm trở lên trong quá trình chấm điểm bởi các Q Grader (một chứng chỉ chuyên nghiệp trong ngành cà phê, được cấp bởi Viện Chất lượng Cà phê (CQI), xác nhận khả năng đánh giá cà phê theo các tiêu chuẩn quốc tế). Hạt cà phê phải ít hoặc không có khuyết điểm. Đồng thời phải đạt chuẩn về hương thơm, hương vị, hậu vị, độ acid, body của hạt, độ cân bằng, vị ngọt, độ sạch, mức độ đồng nhất và tổng thể.

Nguồn gốc rõ ràng
Mỗi mẻ cà phê Specialty đều có thông tin cụ thể vùng trồng, độ cao, giống cây, phương pháp chế biến. Điều này giúp tạo niềm tin với người tiêu dùng và đảm bảo tính minh bạch. Yếu tố cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn kinh doanh cà phê Specialty chuyên nghiệp
Hương vị đặc trưng theo từng vùng
Không chỉ mang vị đắng mạnh như cà phê rang đậm truyền thống, Specialty Coffee có thể mang đến những hương vị như trái cây nhiệt đới, hoa cỏ, socola, hạt dẻ, mật ong,… tùy theo vùng trồng và cách chế biến. Đặc biệt, cà phê Specialty có vị chua, đắng, ngọt cân bằng. Đây là trải nghiệm mà người yêu cà phê thực thụ luôn tìm kiếm
So sánh cà phê Specialty và cà phê truyền thống
Dưới đây là bảng so sánh ngắn gọn giữa cà phê Specialty và cà phê truyền thống
Tiêu chí | Cà phê Specialty | Cà phê truyền thống |
Chất lượng hạt | Tuyển chọn kỹ lưỡng, đạt 80 điểm trở lên theo tiêu chuẩn SCA | Lựa chọn linh hoạt, thường dùng để phối trộn để tạo hương vị độc đáo |
Nguồn gốc | Truy xuất rõ ràng: vùng trồng, độ cao, nông trại,… | Đôi khi pha trộn từ nhiều nguồn |
Hương vị | Đa tầng, tinh tế mang đến hương vị trái cây, hoa, mật ong,… | Đậm đà, mạnh mẽ, hậu vị kéo dài, hợp khẩu vị phổ biến |
Phương pháp chế biến | Ưu tiên sạch, lên men kiểm soát bao gồm chế biến khô (natural), ướt (washed), mật ong (honey) | Linh hoạt: có thể rang đậm, pha trộn theo thị hiếu địa phương |
Cách pha chế | Dùng phương pháp thủ công: Pour Over, AeroPress,… | Pha phin truyền thống, espresso |
Mục tiêu sử dụng | Trải nghiệm vị giác, tôn vinh hương vị nguyên bản | Đáp ứng thói quen uống cà phê hằng ngày, giúp tỉnh táo, dễ tiếp cận |
Giá trị kinh doanh | Cao hơn, hướng đến phân khúc trải nghiệm và gu cá nhân | Phù hợp với đại đa số khách, dễ mở rộng thị trường, giá hợp lý |
Cà phê truyền thống có giá trị văn hóa sâu sắc. Gắn liền với lối sống, thói quen và khẩu vị đặc trưng. Specialty Coffee hướng đến trải nghiệm vị giác cá nhân hóa. Nổi bật trong các mô hình quán hiện đại, sáng tạo.
Cà phê Specialty không cạnh tranh trực tiếp với cà phê truyền thống. Mỗi dòng phục vị nhóm khách hàng và mục đích khác nhau. Nếu bạn đang muốn kinh doanh quán cà phê theo hướng chất lượng cao, hiểu rõ sự khác biệt này sẽ giúp bạn trong việc chọn tệp khách hàng và định vị thương hiệu.
Quy trình sản xuất cà phê đặc sản đạt chuẩn
Cà phê Specialty cũng trải qua một quá trình từ trồng trọt, sơ chế, vận chuyển, rang xay cho đến khi đến tay người tiêu dùng. Mỗi công đoạn đều được kiểm soát chặt chẽ, tỉ mỉ nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu
Lựa chọn vùng trồng và giống cà phê phù hợp
Cà phê Specialty thường được trồng ở những vùng có độ cao từ 1000m trở lên (trung bình từ 1200 đến 1800). Khí hậu mát mẻ, đất giàu dinh dưỡng, giúp cây cà phê phát triển chậm và tích lũy hương vị phức tạp hơn. Các giống cây phổ biến: Arabica, Robusta, Bourbon,…

Canh tác và thu hoạch
Nông dân được đào tạo và hỗ trợ để canh tác bền vững. Hạn chế thuốc hóa học, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Cà phê chỉ chọn quả chín đều, không lẫn xanh hoặc quá chín.

Bảo quản
Sau khi thu hoạch, hạt cà phê có thể bị giảm chất lượng nếu không được xử lý bảo quản đúng cách. Nếu để quá lâu trong thời gian từ lúc thu hoạch đến khi sơ chế thì cà phê sẽ mất đi nhiều đặc tính hương vị quan trọng.

Sau bước sơ chế, cà phê phải được bảo quản trong môi trường ổn định trước khi vận chuyển. Trong giai đoạn này, nhiệt độ, độ ẩm và điều kiện bảo quản đóng vai trò quan trọng. Chỉ cần sai sót nhỏ, chất lượng cà phê có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Tham khảo: Cách bảo quản hạt cà phê hiệu quả
Chế biến sau thu hoạch
Sau khi thu hoạch, cà phê sẽ được đưa vào chế biến, xử lý. Đây là một trong những công đoạn quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị cuối cùng của hạt cà phê Specialty
Khác với cà phê thương mại thường được xử lý hàng loạt với mục tiêu nhanh, nhiều. Specialty Coffee đòi hỏi mỗi mẻ nhỏ phải được theo dõi sát sao trong từng bước chế biến. Tùy theo điều kiện khí hậu, giống cà phê và định hướng hương vị, các nhà sản xuất sẽ chọn phương pháp phù hợp
Chế biến ướt
Là phương pháp phổ biến trong sản xuất cà phê Specialty. Quả cà phê được tách vỏ, lên men trong nước để loại bỏ phần nhớt, sau đó được rửa sạch và phơi khô. Ưu điểm của phương pháp này sẽ tạo ra hương vị đồng nhất, tinh tế, chua thanh, sáng vị. Dễ nhận diện tầng hương và có chất lượng cao.

Chế biến khô
Quả cà phê được giữ nguyên lớp vỏ và thịt. Mang đi phơi trực tiếp trên giàn hoặc sân trong nhiều ngày. Đây là cách làm truyền thống để đạt chuẩn Specialty. Ưu điểm hạt hấp thụ đường và enzyme từ thịt quả, cho ra hương trái cây mạnh mẽ, ngọt hậu, dày thân.

Chế biến mật ong
Là phương pháp lai giữa chế biến khô và ướt. Sau khi tách vỏ, một phần lớp nhầy vẫn giữ lại trên hạt trước khi đem phơi. Ưu điểm của phương pháp là cân bằng được độ sạch và độ ngọt, hương vị mềm mại, dễ uống. Phù hợp với người mới tiếp cận với cà phê Specialty

Trong cà phê Specialty, không có “cách làm nhanh”, chỉ có sự đầu tư và kiên nhẫn. Mỗi phương pháp xử lý đều là một cuộc thử nghiệm nghệ thuật, nơi người làm cà phê phải theo dõi độ ẩm, thời tiết, tốc độ lên men từng ngày.
Sự chăm chút trong giai đoạn chế biến sẽ quyết định xem hạt cà phê có đủ tiêu chuẩn để bước tiếp vào chuỗi giá trị Specialty hay không
Lời kết
Specialty Coffee không chỉ là một thuật ngữ thời thượng, mà còn là một hành trình nghiêm túc, chỉn chu và đầy đam mê. Từ nông trại trồng ở độ cao lý tưởng, đến bàn tay cẩn trọng của người hái. Quy trình chế biến cầu kỳ, rang xay chính xác và cuối cùng là ly cà phê chất lượng
Thưởng thức cà phê Specialty không còn là thú vui kén người. Ngày nay, càng nhiều người yêu cà phê tại Việt Nam đã sẵn sàng mở lòng với những trải nghiệm vị giác tinh tế. Những ly cà phê được kể chuyện bằng hương thơm, hương vị
Câu hỏi thường gặp về Specialty Coffee
1. Specialty Coffee là gì?
Specialty Coffee là cà phê đạt chất lượng cao từ hạt đến tách. Được trồng ở vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng lý tưởng. Thu hoạch và chế biến cẩn thận, đạt điểm cupping từ 80/100 trở lên theo tiêu chuẩn của SCA (Hiệp hội Cà phê Đặc sản). Cà phê Specialty có hương vị rõ nét, sạch và đặc trưng theo từng vùng trồng.
2. Cà phê Specialty có khác gì cà phê thông thường?
Khác biệt lớn nhất là chất lượng và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt. Trong khi cà phê truyền thống ưu tiên sản lượng và độ đậm. Thì cà phê đặc sản tập trung vào hương vị tự nhiên, độ sạch, quy trình canh tác bền vững và truy xuất nguồn gốc minh bạch.
3. Specialty Coffee có phải là cà phê Arabica không?
Phần lớn Specialty Coffee hiện nay là Arabica do giống này có tiềm năng hương vị cao. Tuy nhiên, Robusta cũng có thể trở thành Specialty nếu đạt đủ tiêu chuẩn về điểm số, chế biến, độ sạch và độ đồng đều. Việt Nam hiện là quốc gia tiên phong trong phát triển Robusta Specialty.
4. Specialty Coffee có giá bao nhiêu?
Giá cà phê Specialty thường cao hơn cà phê thông thường. Dao động từ 60.000 – 120.000 VNĐ/ly tại quán hoặc 300.000 – 600.000 VNĐ/kg hạt rang. Mức giá phản ánh công sức đầu tư vào canh tác, thu hoạch thủ công, và chế biến chọn lọc.
5. Specialty Coffee có dễ uống không?
Dù có vị thanh, chua nhẹ hơn so với cà phê truyền thống, Specialty Coffee rất dễ tiếp cận nếu được pha đúng cách. Các phương pháp pha như pour over, V60, cold brew giúp làm nổi bật hương vị trái cây, mật ong, chocolate tự nhiên rất phù hợp cho người mới trải nghiệm.
90S COFFEE – NHÀ CUNG CẤP CÀ PHÊ RANG XAY NGUYÊN CHẤT.
Hotline tư vấn: 1800 888 906 – 0929 899 998.
Địa chỉ VP: 20 Đường số 3, Trường Thọ, Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
#caphesach #caphethat #capherangmoc #caphenguyenchat #90scoffee
Fanpage: https://www.facebook.com/90scoffee.capherangxay
Tiktok: tiktok.com/@90scoffee.vn
Shopee: shopee.vn/90scoffee
Youtube: https://www.youtube.com/@90scoffee29