Mang thai bà bầu uống cà phê sữa được không? Rất nhiều khách hàng đã hỏi 90S Coffee về vấn đề này nên 90S quyết định viết một bài hoàn chỉnh về công dụng cũng như những lưu ý về uống cà phê khi mang bầu; nhằm hỗ trợ các chị em có thể lựa chọn cách sử dụng cà phê phù hợp mà không lo ảnh hưởng sức khỏe của thai nhi. Cùng theo dõi bài viết với 90S Coffee nhé!
Mang thai bà bầu uống cà phê sữa được không?
Cà phê là thức uống chứa caffeine được sử dụng phổ biến nhằm kích thích sự tập trung và đẩy lùi cơn mệt mỏi vào buổi sáng của rất nhiều người. Phụ nữ mang thai thường làm việc vào những tháng đầu của thai kỳ, vì vậy nhu cầu tỉnh táo để giải quyết công việc hiệu quả, năng suất khiến họ quan tâm tới cà phê khá nhiều. Tuy nhiên sức khỏe trong thai kỳ có thể bị tác động và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, nên các chị em vẫn hay trăn trở “bà bầu uống cà phê sữa được không?”
Cà phê chứa thành phần gì?
Nhắc đến thành phần chứa trong cà phê thì Caffeine luôn được chú ý đầu tiên. Với mỗi loại cà phê khác nhau, thành phần caffeine sẽ dao động khác nhau, ở mức từ 1 – 3%. Chẳng hạn, với Arabica thì caffeine chỉ chứa 1.5%. Robusta lại cao hơn, khoảng 2.5%. Caffeine là chất giúp kích thích sự hưng phấn của trí não vì thế uống cà phê sẽ giúp cơ thể giảm tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và tăng sự tập trung. Tuy nhiên thành phần caffeine cũng làm tăng hoạt động, nhịp tim của cơ thể.
Ở Việt Nam cà phê Robusta được sử dụng rộng rãi hơn Arabica nên thành phần caffeine trong ly cà phê của người Việt cũng cao hơn những nước khác. Vì thế các mẹ bầu nên lưu ý khi sử dụng hợp lý để caffeine sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, trong cà phê còn chứa phenol – một hoạt chất có thể gây cản trở quá trình hấp thụ sắt. Những bà bầu được chuẩn đoán là thiếu máu, thiếu sắt thì cần kiêng những loại thực phẩm có chứa chất này.
Ảnh hưởng của cà phê đến bà bầu
Như đã nói ở trên, với những bà bầu gặp tình trạng cơ thể thiếu sắt thì sử dụng cà phê thường xuyên có thể khiến tình trạng này trầm trọng thêm. Hơn nữa, nạp quá nhiều cà phê vào cơ thể có thể gây ra những hiện tượng tăng nhịp tim gây lo lắng, tăng huyết áp khi mang thai, gây mất mất ngủ hoặc khó ngủ, trực tiếp làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi của mẹ bầu.
Ảnh hưởng của cà phê đến thai nhi
Lượng caffeine trong cơ thể cao sẽ xâm nhập qua dạ con, tiếp xúc với thai nhi trong khi cơ thể non nớt của thai nhi chưa thể xử lý chất kích thích này, điều này sẽ gây hại, có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai, thai yếu, suy dinh dưỡng. Caffeine có thể gây tác động chuyển hóa gioongs adrenaline, hormone xuất hiện khi cơ thể stress làm giảm lượng máu nuôi thai nhi. Cà phê còn có thể khiến mẹ bầu chán ăn. Đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa việc thai nhi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh cà phê hoàn toàn gây hại tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Chỉ trừ trường hợp bà bầu uống quá nhiều cà phê mỗi ngày mới bị ảnh hưởng. Ngược lại việc ngưng sử dụng cà phê đột ngột có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, đau đầu, kém tập trung.
| Xem thêm: Hướng dẫn cách pha cà phê 3 tầng chuẩn nhất hiện nay
Cách uống cà phê không ảnh hưởng đến thai nhi
Uống cà phê với liều lượng cho phép
Các nghiên cứu khoa học cho rằng đối với mẹ bầu mỗi ngày uống 1-2 cốc cà phê tương đương với 150-200 mg caffeine hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi vì cơ thể người mẹ sẽ phân hủy và đào thải hết ra ngoài. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyên rằng, hạn chế uống cà phê trong thai kỳ vẫn là điều cần thiết để đảm bảo phòng tránh các nguy cơ rủi ro.
Các thực phẩm chứa caffeine như cacao, trà xanh, sô cô la,…chưa bao giờ được khuyến khích sử dụng trong khi mang thai. Tuy nhiên, nếu việc từ bỏ cà phê là quá khó, các bà bầu nên chú ý cắt giảm các thực phẩm chứa caffeine trong thực đơn hằng ngày để tránh tiêu thụ caffeine quá đà mà gây hại cho sức khỏe chính mình và thai nhi.
Mẹo để hạn chế dùng cà phê khi mang thai
Mang thai bà bầu uống cà phê sữa đá được không? Để thay đổi một thói quen là điều không hề dễ dàng, với những ai vốn “nghiện” cà phê, việc ngưng sử dụng thức uống này ngay lập tức đôi khi sẽ khiến cơ thể uể oải, các hoạt động thường ngày dễ bị xao nhãng, mất tập trung.
Mẹo nhỏ cho các mẹ có thể áp dụng để giảm dần lượng cà phê nạp vào cơ thể. Ví dụ, thay vì uống cà phê đen đậm đặc, bạn có thể pha với sữa để làm loãng cà phê. Giảm lượng tiêu thụ dần dần như từ 3 cốc xuống 2 rồi xuống 1 cốc để giúp cơ thể tập làm quen và giảm nhẹ các triệu chứng do thiếu caffeine như đau đầu, lừ đừ, mệt mỏi… sau đó thì nên bỏ hẳn.
| Xem thêm: Cà phê vợt là gì? Uống có ngon không? Cách làm?
| Xem thêm: Bật mí cách ủ cà phê ngon nhất
Câu hỏi về việc bà bầu uống cà phê
Thức uống nào có thể thay thế cà phê
Để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, bạn nên uống nhiều nước lọc, ăn nhiều rau củ quả tươi, uống sữa, dùng thêm một vài loại thực phẩm chức năng để bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Tùy theo nhu cầu, sở thích cá nhân, các mẹ có thể lựa chọn món đồ uống thích hợp nhằm thay thế cafe nhé.
Bà bầu uống cà phê sữa được không?
Thực tế, khẩu vị của phụ nữ chuộng cà phê sữa nhiều hơn cà phê đen và nhờ sữa, lượng caffeine trong cốc cà phê cũng được pha loãng ra ít nhiều. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng không nên uống quá nhiều cà phê sữa để tránh nạp quá nhiều caffeine gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Sử dụng cà phê nguyên chất và nắm rõ tỉ lệ thành phần hạt cà phê sử dụng là gì, sẽ giúp cho các mẹ bầu kiểm soát được tốt hơn lượng caffeine nạp vào cơ thể và lượng caffeine có trong mỗi cốc cà phê bạn uống hằng ngày. Xem thêm về cà phê nguyên chất tại đây.
Cà phê nguyên chất là gì? <https://90scoffee.vn/ca-phe-nguyen-chat/>
Uống cà phê có gây sảy thai
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thai phụ uống cà phê hơn 200 mg mỗi ngày có nguy cơ sảy thai gấp 2 lần phụ nữ không dùng caffeine. Vì thế, trong chu kỳ mang thai việc kiểm soát lượng caffeine nạp vào cơ thể là rất quan trọng. Ngoài ra, chất phenol trong cà phê có thể làm cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Uống cà phê có ảnh hưởng đến kết quả thử thai không
Nhiều người lo ngại uống cà phê thường xuyên có thể gây ảnh hưởng tới kết quả thử thai. Tuy thực tế, kết quả thử thai có chính xác hay không có thể do nhiều các yếu tố khác. Chẳng hạn như là thời điểm thử thai, chất lượng que thử,… Caffeine không gây tác động nào tới nồng độ Human Chorionic Gonadotropin – hCG trong nước tiểu, nên để chắc chắn nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhé.
Mang thai 3 tháng uống cà phê được không
Không ít người thắc mắc trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai bà bầu uống uống cà phê sữa đá được không? Câu trả lời là có thể. Tuy nhiên giai đoạn này do thai nhi chưa thật sự ổn định, cộng thêm những thay đổi ban đầu khi mới mang thai dễ khiến các mẹ dễ khó chịu, cáu gắt,… Chính vì thế, mẹ bầu cần hạn chế sử dụng cà phê ở mức tối đa đồng thời bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng khác để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thư giãn, thoải mái.
Bà bầu 3 tháng cuối uống cà phê được không
Cuối thai kỳ là thời điểm nhạy cảm, việc bà bầu uống cafe giai đoạn này còn có thể kéo dài thời gian chuyển dạ. Điều này làm cho quá trình vượt cạn trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế, giai đoạn này cần hạn chế uống cafe. Ngoài ra, vào những tháng cuối, lượng thời gian cần để đào thải caffeine trong cơ thể cần nhiều gấp ba so với khi không mang thai. Điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người mẹ.
Đang cho con bú uống cà phê được không
Thời điểm đang cho con bú, Caffeine có trong cà phê khi được nạp vào cơ thể người mẹ có thể ngấm vào sữa và gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa. Thể chất của trẻ sơ sinh vẫn còn quá yếu để dung nạp được chất kích thích nên khi cho trẻ bú sữa mẹ, có thể khiến tim trẻ đập nhanh và quấy khóc. Để tránh trường hợp này mẹ bầu nên hạn chế sử dụng cà phê khi còn cho con bú, đồng thời không cho con bú sau khoảng 1 đến 2 giờ, kể từ lúc uống cà phê. Vì lúc này, nồng độ caffeine có trong sữa mẹ đang ở mức cao nhất.
Mang thai bà bầu uống cà phê sữa được không? Vâng, mẹ bầu vẫn có thể uống cà phê sữa khi mang thai lẫn khi cho con bú. Tuy nhiên cà phê chưa bao giờ là thực phẩm được khuyến khích sử dụng trong quá trình mang thai. Vì vậy hãy uống cà phê với hàm lượng Caffeine hợp lý cũng như thường xuyên uống nhiều nước lọc, ăn nhiều rau củ quả tươi, uống sữa, dùng thêm một vài loại thực phẩm chức năng, vitamin để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi mẹ nhé!
Chúc các mẹ bầu thật nhiều sức khỏe!