Chắc hẳn không ít ai còn xa lạ với trà sữa – thức uống được nhiều giới trẻ yêu thích hiện nay. Một điều mà bạn cũng có thể nhận ra rằng kinh doanh trà sữa đang rất phát triển, minh chứng có thể thấy trên khắp các tuyến phố cứ khoảng vài trăm mét lại có 1 quán trà sữa. Vậy làm sao để kinh doanh trà sữa mang lại hiệu quả kinh tế cao, hãy theo chân chúng tôi đi tìm hiểu các bước bạn cần thực thi khi đầu tư vào mô hình này.
Thị trường kinh doanh trà sữa tại Việt Nam.
Một điều mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy là thị trường kinh doanh trà sữa ở Việt Nam nhiều năm gần đây rất nhộn nhịp, không ít người cho rằng trong tương lai thị trường trà sữa vẫn sẽ còn phát triển. Thực tế bạn có thể nhận thấy là số lượng quán và thương hiệu trà sữa mở ra ngày càng nhiều, đồng nghĩa với việc mức độ cạnh tranh cũng rất gay gắt. Bởi điều này nên rất nhiều người e ngại rằng việc đầu tư vào một thị trường đang có nhiều anh lớn thế này thì liệu có cơ hội tồn tại sinh lời hay không. Thực ra thị trường này vẫn còn rất nhiều cơ hội cho những con người mới, nếu bạn không thử thì làm sao biết được kết quả ra sao. Chúng tôi tin chắc nếu như bạn biết cách lên kế hoạch chi tiết và biết cách thực thi thì không điều gì là không thể xảy đến.
|Xem thêm: Bảng giá sỉ cà phê rang xay nguyên chất
Các bước kinh doanh trà sữa thành công.
2.1. Định hình phong cách.
Đứng trước một thị trường đầy tính cạnh tranh và phổ biến như lĩnh vực kinh doanh quán trà sữa thì vấn đề định hình nên phong cách riêng đóng vai trò rất quan trọng giúp bạn có thể đứng vững trong thị trường này. Nếu phân tích kỹ bạn có thể nhận thấy hầu hết các quán trà sữa hiện nay đều làm rất tốt vấn đề này. Bởi điều này bạn không thể đi sau người ta được, phải có cho mình phong cách thiết kế riêng khác biệt để giúp khách hàng nhớ đến mà không chỗ nào có được. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lên ý tưởng thì bạn có thể tham khảo sự tư vấn từ các đơn vị thi công thiết kế chuyên nghiệp.
Để định hình được phong cách riêng của quán bạn cần xác định rõ công việc kinh doanh của bạn chỉ phục vụ tại quán hay bán mang đi, đối tượng khách hàng hướng đến là ai, thực đơn thức uống đơn giản hay cần đến sự cầu kỳ và đa dạng để từ đó lên các ý tưởng sát nhất. Có thể nói rằng việc định hình phong cách là bước quan trọng đầu tiên bạn cần làm trong kinh doanh.
2.2. Tạo dựng thương hiệu.
Rất khó để khách hàng nhớ đến bạn là ai nếu như không tạo dựng cho mình một thương hiệu riêng. Việc làm này rất quan trọng và đặc biệt hữu ích đối với những ai có ý định mở rộng hệ thống chi nhánh quán sau này. Để làm tốt việc tạo dựng thương hiệu cần có sự đồng nhất từ tên, màu sắc, logo đến các ấn phẩm truyền thông. Cân nhắc đến một cái tên thật dễ nhớ và đặc biệt phải có một câu chuyện ý nghĩa ẩn chứa đằng sau cái tên này để gây ấn tượng với khách hàng. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn.
2.3. Chọn mặt bằng kinh doanh.
Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách ghé quán đó là vị trí mở mặt bằng. Tất nhiên, đối với quán trà sữa thì vị trí ưu tiên nhất vẫn là nơi đông đúc dân cư, gần các khu vui chơi giải trí, trường học để có thể tiếp cận được nhiều bạn trẻ.
Khi có ý định thuê mặt bằng bạn hãy chú ý quan sát xung quanh đó có nhiều mô hình tương tự hay không, khách hàng có đông hay không. Bên cạnh đó cũng cần lưu tâm một số yếu tố khác như cây um tùm che khuất tầm nhìn, có rãnh thoát nước trước mặt tiền. Đây là những yếu tố rất ít người để ý nhưng cũng có ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn.
2.4. Xây dựng kế hoạch.
Sai lầm mắc phải của rất nhiều chủ quán mắc phải đó là mở quán và làm theo những gì mà mình thích. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng trong ngành dịch vụ thì khách hàng là trên hết, bạn cần phải biết dung hòa giữa sở thích của cá nhân và lợi ích của khách hàng. Ngoài ra công việc kinh doanh không phải làm theo một cách tự phát, cảm hứng mà phải có kế hoạch chi tiết rõ ràng để giúp bạn không bị lạc hướng và tránh được những nguy cơ dễ mắc phải. Theo đó bạn cần lên một kế hoạch kinh doanh thật cụ thể, về marketing và quản lý tài chính hoặc vẽ ra bất kỳ thứ gì mà bạn nghĩ rằng nó sẽ giúp bạn thành công.
2.5. Thiết kế menu.
Nếu bạn đã làm tốt các vấn đề trên thì có một yếu tố nữa bạn cũng cần phải quan tâm đó là việc thiết kế menu sao cho ấn tượng. Để góp phần định hình phong cách của thương hiệu thì menu cũng cần được trau chuốt và thể hiện được phong cách chung mà quán đã định hướng.
Một vấn đề khác nổi cộm liên quan đến menu đó là số lượng món phục vụ. Bạn cần hiểu rằng, nếu quán quá ít thức uống sẽ bị đánh giá là thiếu sự đa dạng và không tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Nhưng nếu quá nhiều món, mặc dù tạo nên sự đa dạng và giúp khách hàng có được nhiều sự lựa chọn nhưng kéo theo là các vấn đề phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu, chi phí,…và nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý thì các vấn đề này thực sự gây ra nhiều khó khăn.
2.6. Thiết kế trang trí cửa hàng.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng khi đến quán đó là tính thẩm mỹ và sự thoải mái trong không gian. Nhu cầu của khách ghé quán không chỉ đơn thuần là chỉ thưởng thức đồ uống mà còn là để học tập, giải trí, gặp gỡ bạn bè. Bởi điều này mà bạn cần cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị lợi ích nhất có thể. Hãy đảm bảo bố trí chỗ ngồi sao cho khách hàng cảm thấy thoải mái và có sự riêng tư khi đến quán.
|Xem thêm: Cà phê vợt là gì?
|Xem thêm: Cách ủ cà phê ngon
2.7. Đầu tư vào trang thiết bị.
Các trang thiết bị, dụng cụ pha chế là người bạn hỗ trợ đắc lực cho công việc kinh doanh của bạn. Đây cũng là một khoản chi phí đầu tư khá lớn nên bạn cần đưa ra sự cân nhắc khi lên danh sách các trang thiết bị cần đầu tư. Nếu có điều kiện thì tốt nhất bạn nên lựa chọn những thương hiệu tốt, chất lượng cao. Tránh đầu tư những trang thiết bị rẻ tiền chất lượng kém khiến sau này phải tốn thêm những khoản tiền sửa chữa, thay mới. Nhìn chung, để phục vụ cho việc kinh doanh quán trà sữa thì bạn cần đầu tư trang bị các thiết bị cơ bản sau:
- Máy dập nắp ly.
- Máy ủ trà.
- Máy ủ trà.
- Máy làm trân châu tự động.
- Ngoài các thiết bị trên, bạn có thể đầu tư thêm một số các trang thiết bị khác phù hợp với nhu cầu hoạt động của bạn.
2.8. Tìm nhà cung cấp nguyên liệu.
Nguyên liệu đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thức uống phục vụ đến tay khách hàng. Chất lượng vẫn là yếu tố bền vững được quan tâm hàng đầu trong kinh doanh nên bạn cần ưu tiên lựa chọn những nhà cung cấp uy tín với mức giá phù hợp với mức giá thành phẩm cuối cùng mà bạn cung cấp đến tay khách hàng.
Với lĩnh vực kinh doanh quán trà sữa bạn cần tìm kiếm các cơ sở chuyên cung cấp các mặt hàng như sữa, kem, bột mix, hương vị, trà, cốc…và một số nguyên liệu khác cần thiết cho công việc kinh doanh tại quán.
2.9. Quản lý.
Trong kinh doanh quán trà sữa, công tác quản lý chưa bao giờ là dễ dàng nhất là đối với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm. Mở quán trà sữa, có hàng trăm vấn đề cần được kiểm soát từ nguyên liệu, nhân viên, doanh thu,…không khỏi khiến bạn phải đau đầu. Để giúp các công việc trên trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn thì bạn nên áp dụng công nghệ vào trong việc quản lý. Các phần mềm quản lý đang được cung cấp trên thị trường hiện nay có chi phí khá rẻ so với những tiện ích mà nó mang lại nên bạn có thể cân nhắc.
2.10. Tuyển dụng đào tạo nhân viên.
Nhân viên là người trực tiếp gặp gỡ với khách hàng nên cũng có thể xem là bộ mặt đại diện cho quán. Thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của khách hàng khi đến quán. Để gây được sự ấn tượng của khách trong cách phục vụ thì bạn phải là người trực tiếp đứng ra đào tạo nhân viên. Luôn nhắc nhở nhân viên giữ thái độ niềm nở, lịch sự và phục vụ nhanh chóng khi khách đến quán. Chẳng ai muốn ghé lại quán bạn nếu nhân viên ở đấy luôn khó chịu và thời gian phục vụ lâu cả.
2.11. Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Hợp pháp là yếu tố tiên quyết cần có của bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Để có thể kinh doanh quán trà sữa bạn cần đăng ký giấy phép kinh doanh và được sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh giấy phép đăng ký kinh doanh thì bạn cũng cần có thêm các loại giấy tờ khác như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của các nguyên liệu. Hãy đảm bảo rằng bạn có đầy đủ các loại giấy tờ trên để tránh gặp phải những vấn đề rắc rối không đáng xảy ra trong việc kinh doanh.
2.12. Quảng bá hình ảnh.
Thời điểm đầu trong việc kinh doanh, tên tuổi của quán đang còn rất mới trên thị trường và được rất ít người biết đến. Điều mà bạn cần phải làm lúc này đó là thực hiện các kế hoạch quảng bá để tiếp cận đến đối tượng khách hàng. Thông qua nền tảng internet bạn có thể tận dụng những kênh mạng xã hội miễn phí để truyền thông cho quán. Bên cạnh những cách quảng bá online thì bạn có thể kết hợp kèm thêm những phương thức marketing truyền thống như tờ rơi, voucher để tiếp cận thêm tệp khách hàng mục tiêu.
Kinh doanh trà sữa với 10 triệu.
Khi đọc đến đây thì chắc hẳn sẽ có rất nhiều người đặt ra câu hỏi “với 10 triệu đồng thì kinh doanh trà sữa bằng cách nào?” Thực tế, với số vốn chỉ khoảng 10 triệu đồng trong tay bạn hoàn toàn có thể mở mô hình kinh doanh cà phê take away với nhiều ưu điểm. Với mô hình này bạn sẽ không cần tốn quá nhiều vốn để đầu tư vào mặt bằng, thiết kế, trang trí, biển hiệu, menu nên sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí. Bên cạnh đó yếu tố dễ quản lý và linh hoạt cũng là điểm cộng đối với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm. Chi phí ban đầu để đầu tư vào mô hình kinh doanh quán trà sữa sẽ bao gồm các khoản mục sau:
- Xe đẩy: chi phí để đầu tư cho xe đẩy sẽ rơi vào khoảng 6 triệu đồng, chi phí này đã bao gồm các khoản trang trí cho xe đẩy.
- Nguyên liệu pha chế: khoảng 2 triệu đồng.
- Các vật dụng thiết yếu hỗ trợ cho công việc: 2 triệu.
Kinh doanh trà sữa với 50 triệu.
Với số vốn khoảng 50 triệu đồng trong tay, nếu biết cách lên kế hoạch các khoản chi phí một cách hợp lý anh chị có thể mở một quán trà sữa có diện tích nhỏ kết hợp với hình thức take away. Cụ thể mô hình này sẽ cần đầu tư vào các khoản chi phí sau.
- Tiền thuê mặt bằng và trang trí cho quán khoảng 20 đến 25 triệu. Trong đó tiền thuê mặt bằng khoảng 10 đến 15 triệu/tháng và chi phí để sửa chữa trang trí sẽ rơi vào khoảng 5 đến 10 triệu đồng.
- Mô hình quán nhỏ không cần quá nhiều nội thất nên chi phí cho bàn ghế sẽ rơi vào khoảng 15 triệu đồng.
- Các nguyên liệu pha chế sẽ rơi vào khoảng 2 triệu đồng.
- Dụng cụ pha chế cần từ 8 đến 10 triệu đồng tiền đầu tư.
Ngoài các chi phí đầu tư cơ bản trên, để đảm bảo cho công việc kinh doanh được duy trì suôn sẻ thì bạn nên có thêm một khoản tiền dự phòng nho nhỏ nữa để giải quyết các vấn đề phát sinh. Với mô hình không quá lớn như thế thì khả năng thu hồi vốn cao và dễ dàng quản lý là những điểm mà bạn nên cân nhắc lựa chọn mô hình kinh doanh này.
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường kinh doanh trà sữa cùng những lưu ý trong cách lên kế hoạch mở quán trà sữa sao cho hiệu quả và thu hút được khách hàng. Cảm ơn bạn đã quan tâm và cùng chúng tôi đi tìm hiểu những nội dung trên. Các bạn có thể xem thêm nhiều bài chia sẻ hay khác của chúng tôi tại 90S Coffee nhé