7 Điểm Dự Trù Chi Phí Mở Quán Cafe Không Được Bỏ Qua

Dự trù chi phí mở quán cà phê là điều bắt buộc phải làm trước khi kinh doanh cafe. Dự trù kinh phí phải dựa trên nguồn lực hữu hạn của bạn, đặc biệt là vốn hoạt động.

Chắc chắn rằng, không ai mở quán cafe ra là có lợi nhuận ngay được. Vì vậy, việc dự trù kinh phí trước khi mở quán cafe sẽ là cực kỳ quan trọng. Nó quyết định nguồn vốn, dòng tiền hoạt động của quán ra sao. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra các vấn đề và có hướng xử lý ngay. Vậy, bạn đã có bảng dự trù kinh phí mở quán cafe hay chưa?

7 Điểm cần lưu ý trong bảng dự trù chi phí mở quán cà phê

Nếu bạn đang có dự định mở quán cafe thì không thể bỏ qua những điều này. Để mở và vận hành quán cafe không phải là điều đơn giản. Chỉ một tính toán sai sót nhỏ cũng sẽ làm bạn phải mất kha khá vốn đầu tư. Vì vậy, mọi người cần phải học cách quán lý trước khi mở quán cafe. Trong đó, điểm quan trọng nhất là kỹ năng về kế toán, tài chính. Sau đó mới có thể dự trù kinh phí trước khi mở quán cafe chuẩn và quản lý tốt được.

90S Coffee sẽ chỉ rõ và đầy đủ nhất những khoản dự trù chi phí khi mở quán cafe sau đây. Tham khảo ngay nhé!

1. Chi phí thuê mặt bằng mở quán cafe

Chi phí thuê mặt bằng mở quán cafe phụ thuộc vào mô hình và ý tưởng kinh doanh. Mỗi loại mô hình quán cafe khác nhau thì mặt bằng sẽ khác nhau. Dẫn đến chi phí đầu tư cho về mặt bằng mở quán cafe cũng sẽ khác nhau. Điều quan trọng nhất là bạn thể hiện được sự khác biệt của mình so với các đối thủ khác. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về mô hình và các ý tưởng mở quán cà phê trước.

Tham Khảo: Nên Lựa Chọn Mô Hình Quán Cafe Nào Để Bắt Đầu Kinh Doanh.

Thông thường, mặt bằng mở quán cafe nên lựa chọn là có mặt tiền đường, không lựa chọn trong hẻm. Nếu là quán cafe bình thường, không ai muốn vào trong hẻm để uống cafe cả. Họ chỉ đến các quán cafe trong hẻm khi ở đó có sự khác biệt lớn. Và chắc chắn sẽ phải tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc marketing, xây dựng thương hiệu.

Chi phí mặt bằng để mở quán cà phê là bao nhiêu?
Chi phí mặt bằng để mở quán cà phê là bao nhiêu?

Mô hình cafe take away hay cafe bình dân, cafe cóc thì không cần mặt bằng quá lớn. Chỉ khoảng 15 – 25 mét vuông là đã có thể kinh doanh được. Nhưng nếu là mô hình cafe sân vườn, cafe tụ tập thì diện tích lớn hơn nhiều. Chi phí mặt bằng phụ thuộc vào giá cả sang nhượng, vị trí và diện tích sử dụng.

Một số lưu ý khi dự trù kinh phí thuê mặt bằng mở quán cafe

  • Xem xét kỹ mặt bằng quán cafe có thuận lợi cho việc kinh doanh không.
  • Mặt bằng quán cafe có tốt không, hợp phong thuỷ không, có đông dân qua lại không.
  • An ninh xung quanh có đảm bảo không.
  • Nếu sang nhượng lại mặt bằng, chi phí sửa chữa, thiết kế lại quán cafe có lớn không.
  • Mặt bằng có phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng của bạn hay không.

Bạn cần phải tìm hiểu kỹ về những lưu ý này. Từ đó, tính toán chi phí mở quán cafe hợp lý và quyết định có thuê mặt bằng hay không.

2. Chi phí pháp lý khi mở và kinh doanh quán cafe

Chắc chắn rằng khi mở quán cafe, bạn cần phải có giấy phép kinh doanh. Dự trù chi phí pháp lý để mở quán kinh doanh cafe tầm khoảng 1,5 triệu đồng. Có thể lớn hoặc nhỏ hơn tuỳ thuộc vào vị trí, địa phương,…

Dự trù chi phí pháp lý về các mục như: lệ phí đăng ký kinh doanh quán cafe; Chi phí cung cấp thông tin doanh nghiệp; Các loại chi phí khác;…

Nhìn chung, chi phí pháp lý mở quán cafe bắt buộc phải có, nhưng cũng không quá lớn. Bạn hoàn toàn có thể dự trù một khoản nhỏ để lo liệu phần chi phí này.

3. Chi phí về trang trí, thiết kế quán cafe

Chi phí về trang trí và thiết kế quán cafe cũng khá quan trọng. Đặc biệt là đối với các quán cafe muốn phát triển lớn, xây dựng thương hiệu. Không thể tính toán chính xác loại chi phí này, vì chắc chắn sẽ có rất nhiều phát sinh mới. Tất cả phải đảm bảo làm nổi bật lên sự khác biệt của bạn so với các quán cafe khác. Có như vậy, khả năng cạnh tranh của bạn mới cao và thu hút khách hàng được.

Chi phí trang trí và thiết kế quán cafe là bao nhiêu?
Chi phí trang trí và thiết kế quán cafe là bao nhiêu?

Đối với các quán cafe nhỏ, cafe bình dân thì chi phí thiết kế không quá lớn. Tuy nhiên, loại chi phí này là bắt buộc phải dự trù vì quán cafe nào cũng cần. Một số dự trù chi phí bắt buộc như: bàn ghế, bảng hiệu, chi phí thuê thiết kế, ánh sáng, âm thanh,…

Để tối thiểu hoá loại chi phí này, bạn nên tận dụng những gì mình sẵn có. Có thể là bàn ghế, tủ,… sang nhượng từ quán cũ hoặc mua cũ và làm mới lại. Còn nếu làm thương hiệu, tất cả nên thuê công ty thiết kế chuyên nghiệp là tốt nhất.

4. Dự trù chi phí thuê nhân viên, chi phí hoạt động

Dự trù chi phí hoạt động trong những tháng đầu mở quán cà phê là điều bắt buộc. Vừa khai trương quán cafe, lượng khách hàng sẽ không có nhiều. Doanh thu về khấu trừ cho chi phí đầu tư ban đầu thì chắc chắn là lỗ. Vì vậy, bạn nên dự trù khoản kinh phí này để quán cafe tiếp tục hoạt động. Khoản này nên tính toán chi phí từ lúc mở quán cafe đến lúc có lãi đầu tiên.

Dự trù chi phí thuê nhân viên, chi phí hoạt động cho quán cafe
Dự trù chi phí thuê nhân viên, chi phí hoạt động cho quán cafe

Chi phí thuê nhân viên cũng vậy, có thể kết hợp vào chi phí hoạt động của quán cafe. Một quán cafe nhỏ thường có 2 nhân viên phục vụ và 1 nhân viên pha chế. Quán cafe quy mô lớn hơn thì có lượng nhân viên sẽ tăng nên chi phí cũng tăng theo. Lương nhân viên pha chế cafe thường cao hơn so với nhân viên phục vụ. Nên thoả thuận hạn mức lương hợp lý với nhân viên trước khi quyết định thuê.

Cách thường dùng của các quán cafe chính là thuê lao động part-time. Thường là sinh viên, lao động phổ thông,… với mức lương khoảng 90k – 100k / 1 ca / 4h. Lực lượng lao động này khá dồi dào và rất dễ để đào tạo nghiệp vụ.

5. Dự trù kinh phí nguyên liệu đầu vào, dụng cụ pha chế

Dụng cụ pha chế chắc chắn là không thể thiếu. Các quán cafe nhỏ, cafe bình dân thì dụng cụ pha chế không cần quá đắt tiền. Chỉ cần đủ để tạo nên ly cafe nguyên chất ngon là đã đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Các quán cafe quy mô lớn hơn thì nhu cầu khách hàng cũng sẽ cao hơn. Đầu tư vào dụng cụ như: máy xay cà phê, máy pha cafe, máy ép hoa quả,… là điều bắt buộc. Chi phí các loại máy pha cafe, máy xay cafe cũng rất đắt tiền. Vậy nên phải tìm hiểu và lựa chọn các loại máy phù hợp để dự trù chi phí.

Chi phí nguyên liệu đầu vào cho quán cafe
Chi phí nguyên liệu đầu vào cho quán cafe

Sự khác biệt trong hương vị cafe phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu đầu vào. Hãy lựa chọn các nhà cung cấp cafe giá sỉ uy tín trên thị trường để lấy hàng. Không những được ưu đãi giá sỉ mà còn được hỗ trợ với các chính sách đặc biệt.

Loại chi phí này có thể xác định được. Khoảng chừng 10 – 15 triệu đồng nếu là quán cafe quy mô nhỏ và vừa.

Lưu ý quan trọng khi dự trù kinh phí nguồn cafe

Bạn nên tìm hiểu và chọn lựa nguồn cafe chất lượng, đảm bảo cafe sạch và nguyên chất. Hơn nữa, nếu là quán cafe pha máy, bạn phải nhập loại cafe có thể pha máy. Bởi nếu lựa chọn không đúng, khả năng hư máy là rất lớn.

90S Coffee chuyên cung cấp cafe rang xay chất lượng uy tín cho quán cafe
90S Coffee chuyên cung cấp cafe rang xay chất lượng uy tín cho quán cafe

90S Coffee hiện đang là nhà cung cấp cafe giá sỉ hàng đầu tại TPHCM. Chúng tôi có chính sách ưu đãi, hỗ trợ rất tốt cho các chủ quán cafe. Nguồn hàng cafe cực kỳ chất lượng, đảm cafe sạch, cà phê nguyên chất 100%.

Ưu tiên hàng đầu của 90S Coffee là hỗ trợ nguồn hàng chất lượng cho quán cafe. Khách hàng khi đồng hành cùng 90S Coffee sẽ được hưởng ưu đãi giá cafe sỉ. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ qua hotline 0929 899 998. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng bất cứ lúc nào.

Tham Khảo: Set Up Quán Cà Phê Cần Bao Nhiêu Tiền.

6. Chi phí dành riêng cho marketing

Tuỳ vào hình thức, mô hình kinh doanh mà sẽ có hướng marketing khác nhau. Xác định rõ mô hình quán cafe của bạn là gì, sau đó lập kế hoạch marketing ít nhất là trong 6 tháng. Nên phân định rõ ràng các khoản chi phí dành cho marketing offline và online.

Chí phí marketing khi mở quán cafe bao nhiêu là đủ?
Chí phí marketing khi mở quán cafe bao nhiêu là đủ?

Mức chi phí offline có thể tính như là bảng hiệu, voucher, tờ rơi,… Thường khoản chi phí này không quá lớn. Mức chi phí cho marketing online quán cafe thì nên đầu tư nhiều hơn. Vì đây là xu hướng phát triển, mang đến hiệu quả cao. Đặc biệt, marketing online là điều kiện tiên quyết cho việc làm thương hiệu, truyền thông.

Có thể kể đến như: làm website; các trang mạng xã hội; các kênh market place;…

7. Kinh phí để mở rộng mô hình quán cafe

Với kinh nghiệm kinh doanh quán cafe của mình, 90S Coffee giới thiệu một số dự trù kinh phí điển hình. Bạn có thể dựa vào đó để dự trù chi phí mở quán cafe cho riêng mình nhé!

– Mô hình cafe bình dân: Dự trù kinh phí cho quán trong các tháng đầu khoảng 100 triệu. Chi phí này đã bao gồm tất cả những loại chi phí như bên trên. Nếu quán cafe kinh doanh tốt, thời gian thu hồi vốn sẽ rất nhanh.

– Mô hình cafe nhỏ: Bạn có thể mở quán cafe nhỏ với chỉ 100 triệu, 200 triệu. Lượng đầu tư không quá lớn, nhưng những yếu tố như mặt bằng, sự khác biệt là phải có. Thêm vào đó là trang thiết bị, máy móc, thiết kế quán cafe,…

– Mô hình cafe sân vườn: Tổng chi phí mở quán ước tình từ 500 triệu trở lên với có thể duy trì hoạt động.

– Chi phí mô hình cafe take away: từ 200 triệu đến 250 triệu đồng. Nhân rộng lên thành chuỗi thì cần thêm vốn, nhưng không quá nhiều.

– Chi phí mô hình cafe sách: 200 triệu – 250 triệu là phù hợp. Để mở rộng hơn thì cần thêm nguồn vốn.

– Mô hình cafe tụ tập (cafe bóng đá, cafe acoustic): Khoảng tầm 150 triệu – 200 triệu là đủ để hoạt động và kinh doanh.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của 90S Coffee dựa trên kinh nghiệm mở quán cafe hơn 10 năm qua. Hi vọng là bạn đã có cái nhìn bao quát hơn về mở quán cafe. Dựa vào đó, bạn có thể tạo lập cho mình bảng dự trì kinh phí cho mình. Việc này được hoàn thành rõ ràng, chi tiết trước khi bắt tay vào kinh doanh cafe. Chúc bạn thành công!

    Đánh giá của bạn

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Thông tin của bạn chỉ được sử dụng cho mục đích thanh toán và hoàn toàn không sử dụng vào mục đích nào khác.