Trong kinh doanh việc chạy đua và cạnh tranh là điều kiện cần để có thể phát triển và mang lại nguồn doanh thu cao nhất. Vì thế, làm thế nào để có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng quán cafe và xác định được khách hàng mục tiêu để hướng đến là một vấn đề rất quan trọng. Hãy cùng 90S Coffee tham khảo qua bài viết sau để có thể biết được quy trình tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách chuẩn xác nhất nhé.
1. Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng được hiểu là những cá nhân hay những tập thể có khả năng chi trả cho những sản phẩm mà bạn cung cấp và đó là những sản phẩm hay dịch vụ mà họ quan tâm đến. Nhưng họ vẫn chưa chi trả tiền cho sản phẩm đó mà vẫn sẽ quan tâm đến chúng và những sản phẩm có chức năng và công dụng tương tự.
Những khách hàng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn chưa chắc họ đã là khách hàng tiềm năng. Khách hàng tiềm năng ở đây là những vị khách sẽ ra quyết định mua hàng và họ cần thêm thời gian để suy nghĩ, cân nhắc, so sánh giữa những sản phẩm với nhau.
Và ai sẽ là những khách hàng tiềm năng của bạn, nó được thể hiện qua hai giai đoạn nhận thức và xem xét như sau:
- Khách hàng họ chưa biết đến sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.
- Khách hàng có nhu cầu và bắt đầu tìm đến những sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp để giải quyết vấn đề.
- Những người đang so sánh sản phẩm của bạn và đối thủ cạnh tranh để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
- Và nhóm cuối cùng những khách hàng đang sử dụng sản phẩm của đối thủ bạn.
Với mỗi nhóm khách hàng tiềm năng khác nhau, bạn phải có những chiến lược khác nhau để có thể xây dựng và có thể tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất, nổi bật là đối với chủ quán cà phê làm sao tiếp cận khách tiềm năng cà phê chuẩn nhất.
2. Phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu cà phê.
Trong marketing có hai khái niệm khá giống nhau đó chính là khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nếu nắm rõ và biết nhiều về nó thì bạn sẽ biết nó là khái niệm hoàn toàn trái ngược nhau. Vậy làm sao để phân biệt được hai tệp khách hàng đó?
- Điểm giống nhau giữa hai tiệm khách hàng đó chính là: họ đều có cùng một nhu cầu muốn sử dụng sản phẩm.
- Điểm khác nhau đó chính là: khách hàng tiềm năng là những khách hàng nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu.
Để có thể thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm, thì bạn phải có những chiến lược phù hợp để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình.
3. Quy trình tiếp cận khách hàng tiềm năng quán cafe hiệu quả.
3.1 Xác định tệp khách hàng tiềm năng quán cafe.
Khi kinh doanh việc xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu là điều cơ bản, từ việc xác định khách hàng mục tiêu bạn có thể xác định và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng từ đó.
Xác định khách hàng tiềm năng là một bước rất quan trọng cần phải thật kỹ lưỡng để những bước tiếp theo sẽ không bị sai lệch hướng.
Dưới đây là những điều bạn cần làm để có thể dễ dàng xác định được tệp khách hàng tiềm năng của mình một cách dễ dàng nhất.
- Phân tích dữ liệu từ những khách hàng cũ.
- Từ đó áp dụng mô hình 5W-2H để phác họa chân dung khách hàng một cách chi tiết.
- Đưa ra bác tranh tổng thể về khách hàng.
Nhiều doanh nghiệp có suy nghĩ sai lầm là những chiến dịch quảng cáo sản phẩm của họ đều thu hút mọi người, nên “tất cả” đều là khách hàng tiềm năng của họ, đây là một điều sai hoàn toàn khiến cho cách chiến dịch marketing ngày càng kém chất lượng và hiệu quả.
3.2 Liệt kê tiêu chí để lựa chọn khách hàng tiềm năng quán cafe.
Với những người mới bắt đầu, bạn có thể sử dụng một số điểm về nhân khẩu học như: độ tuổi, giới tính,…để có thể xem xét ai là người phù hợp với sản phẩm của bạn nhất? Những khách hàng tiềm năng là nhóm khách hàng có cùng niềm tin, cùng chí hướng, cùng thái độ với những gì sản phẩm, thông điệp bạn muốn truyền tải. Và bạn cũng có thể đánh giá khách hàng tiềm năng của mình qua những câu hỏi như sau:
- Nhóm khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
- Khách hàng mục tiêu có giống với khách hàng tiềm năng hay không?
- Nhóm khách hàng tiềm năng của bạn có đáng theo đuổi hay không?
- Những đặc điểm cụ thể của nhóm khách hàng mà bạn theo đuổi?
- Bạn có đang duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại không?
Khi đã xác định được thì bạn sẽ có thể bỏ qua những không phù hợp với hình thức kinh doanh của bạn. Và bạn sẽ dễ dàng hơn khi tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình, để truyền tải những thông điệp từ sản phẩm và của mình đến khách hàng.
3.3 Xác định những gì khách hàng tiềm năng mong muốn nhất ở bạn.
Cách tốt nhất để tiếp cận khách hàng quán cafe là đặt chính bản thân mình vào vị trí của khách hàng để cảm nhận và trải nghiệm, từ đó mới có thể biết được mong muốn của khách hàng là gì. Không phải khách hàng nào cũng biết đến thương hiệu của bạn và hiểu được giá trị sản phẩm, thông điệp mà bạn muốn gửi tới, bạn phải đặt mình vào đấy để có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn.
Đôi khi việc đặt vị trí của mình vào khách hàng sẽ giúp cho bạn có cái nhìn khác về doanh nghiệp, và đôi lúc nó cũng sẽ giúp cho bạn có thể tìm ra được điểm yếu tiềm ẩn mà bạn chưa tìm ra. Từ đó có thể xây dựng thương hiệu một cách dễ dàng về tốt đẹp hơn, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất.
3.4 Xác định các kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng quán cafe hiệu quả.
Tuỳ vào mỗi sản phẩm, mỗi thông điệp, mỗi nhóm khách hàng sẽ có cách truyền thông và tiếp cận khác nhau. Các nhóm khách hàng còn phải dựa vào độ tuổi, sở thích, nhu cầu khác nhau để có những kênh tiếp thị hiệu quả nhất. Hiện nay với những bạn trẻ bạn có thể sử dụng các trang mạng xã hội, hoặc bạn có thể sử dụng những kênh truyền hình, báo đài, tivi web,…để truyền thông. Vì hiện nay công nghệ và kỹ thuật đã phát triển rất nhiều nên để có thể tiếp cận với khách hàng cũng là một điều vô cùng dễ dàng.
3.5 Lựa chọn chiến dịch tiếp cận khách hàng tiềm năng quán cafe.
Với tầm quan trọng của khách hàng tiềm năng thì khi xây dựng bất kỳ chiến dịch nào cũng phải hướng tới họ để tiếp cận gần khách hàng nhất có thể, sau đây là những bước bạn nên làm để tiếp cận khách hàng tốt nhất:
- Đặt ra mục tiêu cụ thể.
- Khai những thông tin của khách hàng.
- Tìm hiểu và đưa ra giải pháp cho những vấn đề đang gặp phải.
- Đo lường hiệu quả của từng bước đi, từng chiến dịch.
- Các chiến dịch phải hướng đến những khách hàng thực sự có nhu cầu.
3.6 Đo lường kết quả chiến dịch xem có hiệu quả không.
Để có thể biết rõ được ràng những chiến dịch hiệu quả hay không bạn nên phải dựa vào phản ứng của khách hàng tích cực hay tiêu cực với sản phẩm của bạn. Kết quả của một chiến được thành công được dựa trên doanh số và lợi nhuận của sản phẩm đem lại cho doanh nghiệp.
4. 5 tệp khách hàng tiềm năng quán cafe mà các chủ quán cần quan tâm, tiếp cận.
Mỗi tệp khách hàng sẽ có những nhu cầu, sở thích, thói quen khác nhau. Dưới đây là 5 tệp khách hàng tiềm năng phổ biến mà các quán cafe cần tiếp cận.
4.1 Những người có sở thích uống cà phê.
Đây là tệp khách hàng sành cà phê, họ có thói quen uống cà phê mỗi ngày. Những người này uống cà phê để thưởng thức, cảm nhận những nét tinh túy trong từng tách cà phê và thường bị chinh phục bởi hương vị của những ly cà phê nguyên chất đậm đà.
Để tiếp cận và phục vụ tốt đối tượng khách hàng này, quán của bạn cần chú trọng vào chất lượng của cà phê, hương vị đậm đà với nhiều cách pha cà phê ngon khác nhau. Quầy pha chế có thể thiết kế mở để khách hàng có thể thấy rõ quá trình rang xay, các công đoạn pha chế để tạo ra những ly cafe ngon. Một khi đã hài lòng về chất lượng đồ uống và cách phục vị thì chắc chắn họ sẽ trở thành “khách hàng quen” của bạn.
4.2 Những người đam mê sống ảo.
Sở thích sống ảo, check-in mạng xã hội là sở thích của rất nhiều bạn trẻ. Các quán cà phê view đẹp luôn là địa điểm có sức hấp dẫn đặc biệt với nhóm đối tượng này. Tất nhiên, mục đích tới quán cafe của họ không phải để uống cafe mà chủ yếu là để chụp ảnh, check-in, khám phá những không gian mới mẻ.
Để có thể tiếp cận và thu hút tệp khách hàng này, quán bạn cần được thiết kế mang phong cách trẻ trung, năng động với những góc “sống ảo” cực xịn để tạo nên sức hút. Những mô hình quán cà phê phù hợp như: cafe sân thượng ngắm view thành phố, mô hình cà phê sân vườn, mô hình cà phê Vintage,…
Menu đồ uống cũng nên được đầu tư kỹ lưỡng. Chú trọng vào những món nước đa dạng như sinh tố, đá xay, các loại nước ép, trà sữa, cà phê,…Hình thức bày trí phải đẹp mắt để phục vụ cho mục đích sống ảo. Bạn cũng nên biết rằng, chính nhờ những bức hình sống ảo được đăng lên mạng xã hội này cũng là cách marketing 0 đồng cực kỳ hiệu quả cho quán của bạn.
4.3 Dân văn phòng.
Đây là tệp khách có mức thu nhập ổn định, nhu cầu đến quán cà phê để làm việc, gặp gỡ bạn bè, đối tác, khách hàng. Vì thế, để tiếp cận và phục vụ tốt nhóm khách hàng này cần hướng đến phong cách trang trí lịch sự, mang hơi hướng hiện đại từ bàn ghế, không gian đến đồ uống, nhạc nền sử dụng cho quán.
Địa điểm tiếp cận nhóm khách hàng này tốt nhất nên để gần những tòa nhà văn phòng, những khu dân cư. Thiết kế quán cũng tối ưu để hạn chế tiếng ồn, ánh sáng và trang bị đầy đủ bàn ghế, tạo nên không gian thoải mái nhất cho thực khách khi đến đây.
4.4 Người lao động.
Để tiếp cận tệp khách hàng này, quán của bạn không cần thiết kế quá cầu kỳ, bắt mắt. Chỉ cần hướng đến phong cách bình dân, giản dị với mức giá thành vừa phải từ 15.000đ – 35.000đ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng của thức uống. Chủ quán cũng có thể tận dụng vỉa hè, bố trí thêm bàn ghế để có chỗ ngồi cho khách.
4.5 Học sinh, sinh viên.
Nhóm tệp khách hàng này có độ tuổi rất trẻ, thu nhập không cao và chưa ổn định. Họ đến quán cà phê với nhu cầu để gặp gỡ bạn bè, học tập. Để tiếp cận tốt nhóm đối tượng khách hàng này, quán nên được trang trí theo phong cách trẻ trung, sáng tạo, có thể mang một chút phá cách,cá tính.
Menu quán nên hướng đến những thức uống như cà phê, trà sữa, các món đá xay và một số món ăn kèm như bánh ngọt. Mức giá cũng nên có sự phù hợp với mức thu nhập, không nên quá cao. Bên cạnh đó, để giữ chân khách hàng thì hãy thường xuyên có những chương trình giảm giá, khuyến mãi, mua 1 tặng 1,…để khơi gợi thực khách quay lại.
5. Chiến lược & cách tiếp cận khách hàng tiềm năng
Trên đây là những quy trình tiếp cận khách hàng tiềm năng quán cafe cơ bản, với mỗi quán cà phê sẽ có những cách riêng để có thể thu hút khách hàng tốt nhất.
Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Cần Bao Nhiêu Vốn Là Đủ?
Nên Mở Quán Cafe Thời Điểm Nào Là Tốt Nhất Trong Năm?
Kinh Nghiệm Quản Lý Quán Cafe Mang Lại Hiệu Quả Cao